You are here
Home > Thủ Thuật Facebook > Marketing Online > Các cập nhật mới trong Ads Manager Facebook mới nhất 2019 bạn nên biết

Các cập nhật mới trong Ads Manager Facebook mới nhất 2019 bạn nên biết

Ads Manager Facebook 2019

– Các thay đổi về metric của Facebook đã có mô tả rõ ràng và nêu lý do cụ thể, điều mà chỉ hơn 1 năm trước đây thôi gần như là xin mỏi cổ cũng không có – xem ra Mark bị kiện sấp mặt ở Mỹ cũng là điều tốt
– Facebook cố gắng làm gọn nhẹ các chỉ số và hữu ích hơn cho người dùng trong việc ra quyết định marketing và kinh doanh (trước đây là tập trung vào quyết định tối ưu quảng cáo)

Ads Manager Facebook 2019
Ads Manager Facebook 2019

𝟏. 𝐗𝐨𝐚́ “𝐎𝐟𝐟𝐞𝐫 𝐬𝐚𝐯𝐞𝐝” 𝐚𝐧𝐝 “𝐂𝐨𝐬𝐭 𝐩𝐞𝐫 𝐨𝐟𝐟𝐞𝐫”, 𝐭𝐡𝐞̂𝐦 𝐯𝐚̀𝐨 “𝐏𝐨𝐬𝐭 𝐬𝐚𝐯𝐞𝐝”

“Metric liên quan đến Offer không ai dùng, xoá đi cho gọn – ngay cả quảng cáo Offer (hiểu đơn giản như một dạng reminder 3 lần để thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động) cũng đã âm thầm bị gỡ khỏi phần tạo mục tiêu quảng cáo từ lâu.

Lý do vì sao nó không hiệu quả thì theo góc độ cá nhân, dạng quảng cáo này chỉ tạo ra thêm 3 tin spam trong đống spam mà người dùng phải xoá đi hằng ngày thôi.  Kết hợp tính năng reminder này như 1 option add thêm vào trong các dạng quảng cáo sẵn có thì hợp lý và hiệu qủa hơn nhiều, tất nhiên người dùng sẽ phải đánh đổi bằng việc cpm tăng thêm khi dùng option này như truyền thống lâu đời của facebook – nhưng sẽ happy to try hơn”

Metric “Post saved” sẽ rất hữu ích cho các bạn làm về nội dung để tối ưu chủ đề viết vì các nội dung được lưu lại nhiều nhất thường rất funny hoặc cực bổ ích, các bạn quảng cáo sản phẩm thì sẽ không dùng metric này nhiều – vì chả ai saved dạng nội dung này trừ khi quảng cáo của bạn bựa giống quảng cáo thái vậy

𝟐. 𝐓𝐡𝐚𝐲 𝐭𝐡𝐞̂́ “𝐑𝐞𝐥𝐞𝐯𝐚𝐧𝐜𝐞 𝐒𝐜𝐨𝐫𝐞” 𝐛𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐐𝐮𝐚𝐥𝐢𝐭𝐲 𝐑𝐚𝐧𝐤𝐢𝐧𝐠, 𝐄𝐧𝐠𝐚𝐠𝐞𝐦𝐞𝐧𝐭 𝐫𝐚𝐭𝐞 𝐫𝐚𝐧𝐤𝐢𝐧𝐠 𝐯𝐚̀ 𝐂𝐨𝐧𝐯𝐞𝐫𝐬𝐢𝐨𝐧 𝐫𝐚𝐭𝐞 𝐫𝐚𝐧𝐤𝐢𝐧𝐠

“Đây là thay đổi sáng giá nhất của đợt này đối với các bạn cả ngày cày quảng cáo, thay vì ngồi đồn đoán ý nghĩa của chữ “”Relevance Score”” rồi thầm chửi đội thuật toán của Facebook ngu, khi quảng cáo có relevant score cao thì chuyển đổi dặt dẹo trong khi quảng cáo Relevance Score thấp mà conversion về ầm ầm. Thì giờ đây đã có căn cứ để xác định chính xác hơn vấn đề

Dù chưa có mô tả cụ thể nhưng nhìn tên thì có thể đoán được tác dụng của Engagement và Conversion rate ranking (ảnh hưởng đến chuyển đổi, từ đó tác động ngược vào cpm và phân phối) – còn Quality Ranking thì chưa rõ, chắc là sẽ dựa vào độ sắc nét của hình ảnh, ít text, ưu tiên video, tỉ lệ phản hồi tiêu cực và số lượng saved post chăng? (chủ yếu ảnh hưởng đến cpm và khả năng phân phối ban đầu ban đầu)”

Dù đây là một tín hiệu đáng mừng cho việc Facebook đang lắng nghe nhà quảng cáo, nhưng vẫn chưa “phê”, Facebook cần cho metric conversion rate và engagement hoặc comment rate vào thay vì bắt mareter phải tự tải dữ liệu về mà sướng vui với exel (nhà giàu hơn thì tự code tools, cơ mà marketer đa số là nghèo nên vẫn trung thành với máng lợn exel)

𝟑. 𝐗𝐨𝐚́ 𝐌𝐞𝐬𝐬𝐚𝐠𝐢𝐧𝐠 𝐑𝐞𝐩𝐥𝐢𝐞𝐬 𝐯𝐚̀ 𝐂𝐨𝐬𝐭 𝐩𝐞𝐫 𝐌𝐞𝐬𝐬𝐚𝐠𝐢𝐧𝐠 𝐑𝐞𝐩𝐥𝐲. Đ𝐮̛𝐚 𝐍𝐞𝐰 𝐌𝐞𝐬𝐬𝐚𝐠𝐢𝐧𝐠 𝐂𝐨𝐧𝐧𝐜𝐞𝐭𝐢𝐨𝐧𝐬 𝐯𝐚̀ 𝐌𝐞𝐬𝐬𝐚𝐠𝐢𝐧𝐠 𝐜𝐨𝐧𝐯𝐞𝐫𝐬𝐢𝐨𝐧𝐬 𝐬𝐭𝐚𝐫𝐭𝐞𝐝 𝐥𝐚̀𝐦 𝐦𝐚̣̆𝐜 đ𝐢̣𝐧𝐡

Sự thay đổi này không có nhiều ý nghĩa với các bạn marketer hoặc quảng cáo có kinh nghiệm vì metric New Messaging đã có sẵn từ trước, thay đổi kiểu này thì tiện hơn vì đỡ mất công thiết lập filter riêng thôi

Tuy nhiên thay đổi này lại có giá trị cực cao với chủ doanh nghiệp hoặc các bạn trưởng bộ phận marketing không hiểu rõ về quảng cáo, nhất là tại Việt Nam – trong việc đánh giá đúng hiệu quả triển khai quảng cáo hiện tại

“Do các bạn thuộc đối tượng trên khi triển khai hoạt động digital marketing không có một định nghĩa của thể về mục tiêu quảng cáo (thường là Lead hoặc Conversion), và dù cho có định nghĩa thì hoạt động giám sát và hậu kiểm rất lòng lẻo/gần như không làm

Nên thường đánh đồng lượng khách hàng mới do quảng cáo mang lại = Messaging replies (lượng người trả lời lại quảng cáo đã bao gồm khách hàng cũ, người hỏi chơi, bot tự tương tác….)

Và vì thế giá của Messaging replies thường rất rẻ gấp vài lần cho đến chục lần khi so với dạng quảng cáo Conversion, Engagement (tạo commnet) hay thậm chí là leads ads (do vậy dạng quảng cáo Tin nhắn rất được ưa chuộng để chạy cho đủ KPIs)

Hậu quả cho doanh nghiệp thường là

Nếu xui thì sẽ rơi vào tình huống là “”khách rất nhiều nhưng không chốt được”” (Quảng cáo tin nhắn không phải là lý do duy nhất gây ra hiện tượng này, tuy nhiên cũng góp “”công”” trong kha khá trường hợp)

Nếu hên (thường do doanh nghiệp sở hữu đội sales “”chiến””) thì sẽ bán được hàng và bán tốt, nhưng hiệu quả quảng cáo sẽ không được tối ưu liên tục và thường không ổn định”

𝟒. 𝐓𝐡𝐞̂𝐦 𝐑𝐞𝐭𝐮𝐫𝐧 𝐨𝐧 𝐚𝐝𝐬 𝐬𝐩𝐞𝐧𝐝 𝐜𝐡𝐨 𝐌𝐨𝐛𝐢𝐥𝐞 𝐯𝐚̀ 𝐖𝐞𝐛

Return on ads spend (ROAS) là một khái niệm quen thuộc với digital marketer, tuy nhiên nhiều nhà quảng cáo và chủ doanh nghiệp lại tương đối mù mờ/đa số là không biết
“Chỉ số này phản ánh hiệu quả sử dụng ngân sách quảng cáo.

Tức một doanh nghiệp triển khai quảng cáo hiệu quả hơn sẽ có chỉ số ROAS tốt hơn, không có nghĩa doanh nghiệp đó sẽ to hơn và có lời hơn (so sánh cùng ngành và khai thác cùng đối tượng khách hàng)

*Trên thực tế khi đánh giá sẽ phải dựa vào các yếu tố khác như scale quảng cáo, chiến lược marketing… nhưng giải thích như trên để các bạn nắm được khải niệm”

Chỉ số ROAS thường được dùng nhiều trong ngành thương mại điện tử (có ưu thế trong việc ghi nhận doanh thu so với doanh nghiệp truyền thống). Với metric mới này thì sẽ nhìn được ROAS trên cả desktop và mobile (đa nền tảng) thay vì chỉ desktop hoặc mobile như trước đây

Thay đổi này là tin mừng với các doanh nghiệp dùng Facebook là kênh digital marketing duy nhất, còn với các bạn thương mại điện tử đốt tiền khắp muôn nơi thì có vẻ exel (lại cái máng lợn iu dấu) và công cụ tự code vẫn là ưu tiên hàng đầu

𝐊𝐞̂́𝐭 𝐥𝐮𝐚̣̂𝐧

Các thay đổi vẫn là chưa quyết liệt và chưa phê, tuy nhiên với định hướng mà Facebook đang đi theo trong việc chỉnh sửa này, thì mình tin rằng phần quản lý quảng cáo của Facebook sẽ ngày càng dễ dùng và hoàn thiện hơn, các quyết định lơ ngơ như bỏ metric “Cost per comment” sẽ được chỉnh sửa và ít xảy ra trong tương lai. Chưa kể việc công bố các thay đổi như thế này sẽ giúp các marketer hiểu rõ về định hướng và cách tư duy của đội ngũ xây dựng nền tảng quảng cáo của Facebook, từ đó có khả năng “đoán sơ sơ” được những thay đổi trong những phần cập nhật tiếp theo (để làm marketing trong sáng hơn hay luồng lách giỏi hơn là quyết định của bạn)

Nguồn: Facebook

0 0 bỏ phiếu
Đánh giá bài viết

Thủ Thuật Windows

Nếu như trong quá trình bạn tải file Active về mà bị thông báo là "tệp chứa virus" và bị xóa thì hãy làm theo các bước sau trước khi tải về nhé:

Bước 1: Tắt Windows Defender (Win 10), bạn hãy làm theo các bước này để tắt Defender tạm thời nhé, sau khi Active xong, bạn có thể bật lại:
1. Mở ứng dụng Settings.
2. Trên cửa sổ Settings, bạn tìm và click chọn Update & security.
3. Tiếp theo click chọn Windows Defender.
4. Chuyển trạng thái tùy chọn Real-time protection sang OFF.

Bước 2: Ngoài ra, Nếu trong quá trình tải về mà bạn dùng trình duyệt Chrome hay Cốc Cốc thì sau khi file tải xong không được bấm "Hủy" mà bạn nên bấm tổ hợp phím “Ctrl + J” để vào phần quản trị download, tìm đến file mà bạn tải rồi click vào ô “Khôi phục tệp…” nhé.

Có một số trường hợp file Active tải về mặc định bị xóa, nếu gặp trường hợp này bạn cần chắc chắn rằng Windows Defender hay phần mềm diệt virus trên máy đã được tắt. Sau đó bạn bấm “Ctrl +J“, tại link tải active mà bạn vừa tải về đã bị xóa, bạn hãy click vào đó để trình duyệt tải lại một lần nữa và lần này là sẽ thành công.

BQT: VuTienBlog

Subscribe
Thông báo
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các ý kiến
Top
11
0
Bác có thắc mắc? Nhấn vào đây để bình luận!x
()
x