
Root Điện Thoại Là Gì?
Nếu hiểu theo nôm là thì Root điện thoại là quá trình biến đổi quyền truy cập vào điện thoại từ mức cơ bản sang mức cao nhất. Nghĩa là bạn sẽ có toàn quyền sử dụng tất cả mọi chức năng của máy tính mà trước khi Root nhà sản xuất không cho phép bạn truy cập cũng như thay đổi Core (Lõi) của hệ thống.

- Sử dụng ở mức cơ bản: Có nghĩa là nhà sản xuất cho phép sử dụng các chức năng gì trên điện thoại thì bạn được sử dụng các chức năng đó.
- Sử dụng ở mức cao: Ngoài bạn được sử dụng các chức năng ở mức cơ bản thì bạn có thể tùy chỉnh lại cấu trúc của hệ thống cũng như có thể thay thế được cả hệ điều hành (Thay Rom) của bạn. Bạn thích gì, làm gì ở điện thoại bạn đều được cả (Người ta gọi là Root) mà ở mức cơ bản nhà sản xuất không cho phép bạn can thiệp vào
Nói theo chuẩn chuyên nghành thì từ Root được khởi đầu từ Linux (Là một hệ điều hành cũng giống Windows) là cụ tổ của Android. Khi Root thành công thì bạn có quyền để quản trị hệ thống của mình mà không bị ngăn cản bất kì thứ gì từ nhà sản xuất ra.
Tùy theo từng điện thoại Android mà có những phương pháp, thủ thuật khác nhau để Root máy.
| Ưu điểm khi Root máy
1. Toàn quyền cho phép gỡ bỏ các ứng dụng
Như bạn thấy đấy. Khi bạn mua một chiếc điện thoại có hệ điều hành là Android thì mặc định hệ thống đã cài rất nhiều phần mền đi kèm. Người ta thường gọi một cái tên không mấy thiện cảm đó là phần mền Rác. Bạn sẽ không có cách hay phương pháp hiệu quả nào giúp bạn có thể gỡ bỏ những phần mền đó ra khỏi máy được trừ khi bạn tiến hành Root máy để có quyền gỡ bỏ
2. Tùy biến giao diện
Bạn có thể thay đổi giao diện theo, thay đổi Font chữ cũng như các biểu tưởng Icon theo ý của mình
Chú thích: Một số dòng máy hiện nay thì bạn cũng có thể làm được việc này như là Galaxy Note 4, Galaxy A5 2016,… mà không cần Root máy điện thoại.
3. Hiệu xuất, tốc độ được cải thiện
Qủa thực là như vậy, cá nhân tôi cũng đã Root rất nhiều dòng máy thì tốc độ cũng như hiệu xuất xử lý tác vụ được cải thiện rõ rệt. Đơn giản bạn gỡ bỏ các ứng dụng mà bạn cảm thấy không cần thiết rồi thì máy không còn xử lý các ứng dụng chạy ngầm đó nữa là cho đỡ ngốn RAM cũng như điện thoại chạy mượt mà hơn.
4. Chặn Quảng Cáo
Việc bạn sử dụng điện thoại nhất là dòng sản phẩn Android thì quảng cáo nhiều vô kể, đối với người sử dụng thì cảm thấy khó chịu cũng như vừa tốn dung lượng 3G mà lại làm điện thoại bạn trở nên trở nên chậm chạp, láng. Còn đối với người quảng cáo thì họ lại được tiền khi bạn xem cũng như click vào quảng cáo đó. Ở đây ta sẽ sử dụng đến phần mền để giúp bạn ngăn chặn quảng cáo. Mà phần mền đó đòi hỏi bạn phải có quyền cao nhất. Mà bạn đọc đến đây cũng biết rồi để có quyền sử dụng cao nhất thì bạn phải Root thôi.
5. Sử dụng được các App ứng dụng đòi quyền Root
Các ứng dụng đòi bạn phải có quyền cao nhất này thường có các chức năng khá mạnh mẽ. Bạn có thể thay đổi xung nhịp CPU chẳng hạn, sao lưu (backup) cũng như phục hồi (restore) hệ thống,…
6. Vọc máy
Ngoài các ưu điểm trên thì bạn còn rất nhiều ưu điểm khác nữa. Ở đây là những bạn muốn Root máy thì có lẽ là thích tìm tòi, vọc vạch máy muốn đi xâu cũng như tì hiểu các chức năng thú vị mà người sử dụng bình thường không làm được. Bạn có thể tự khám phá và trải nghiệm khi máy điện thoại bạn được Root thành công!

| Nhược điểm khi Root máy
1. Lỗi lạch vặt
Thì trong quá trình sử dụng mà điện thoại bạn đã Root rồi thì các vấn đề phát sinh sẽ hiện ra. Thường thì các lỗi này là lỗi nhỏ nhặt thôi. Điển hình là bạn UP Rom chẳng hạn. Tùy từng loại Rom thì có thể các lỗi sẽ không giống nhau nhưng sau các bản vá lỗi thì các lỗi đó sẽ được nhà phát triển Fix.
2. Mất bảo hành
Nếu điện thoại bạn hết bảo hành thì không sao chứ nếu còn bảo hành mà bạn tiến hành Root máy sau đó gặp lỗi gì đó bạn mang đi bảo hành thì người ta không đồng ý bảo hành cho bạn. Điều này thì cũng đúng thôi. Khi bạn nghịch, vọc, chiếm quyền Admin thì ai chịu trách nhiệm cho bạn vấn đề hỏng hóc? Các nhà sản xuất thường sẽ không bảo hành cho bạn khi bạn Rot máy.
3. Điện thoại trở thành cục gạch
Thì quả thực là như vậy. Nếu bạn Root không thành công thì đồng nghĩa với bạn là điện thoại đó sẽ không còn giá trị gì nữa. Ở đây thì tùy từng mức độ thôi nhá. Chứ không phải cái nào cũng chở thành phế thải đâu.
4. Một số ứng dụng không hoạt động
Điển hình ở đây là các ứng dụng liên quan đến ngân hàng sẽ không hoạt động tốt hoặc không hoạt động được khi bạn đã Root máy vì liên quan đến vấn đề bảo mật. Điều này cũng dễ hiểu thôi đúng không nào?
| Có nên Root máy không?
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng bình thường thì tôi khuyên bạn không nên Root làm gì tránh những sai sót đáng tiếc sảy ra. Bạn có thể sử dụng các ứng dụng thứ 3 giúp bạn tùy chỉnh một số chức năng ở mức cơ bản nếu bạn muốn.

Còn những bạn thích vọc vạch khám phá thì cứ làm thôi hay nói theo câu mới nổi hiện nay là “Mình thích thì mình làm thôi“
Tổng Kết
Trên đây tôi đã trình bài sơ qua về vấn đề Root điện thoại rồi. Chắc bạn cũng hiểu một phần nào đó rồi phải không. Nếu bạn còn thắc mắc gì thì xin để lại lời nhắn phía dưới tôi xin giải đáp cho bạn trong thời gian sớm nhất có thể.