You are here
Home > Thủ Thuật > Hướng Dẫn Chia, Gộp, Xóa Phân Vùng Ổ Cứng Với Partition Winrar 9

Hướng Dẫn Chia, Gộp, Xóa Phân Vùng Ổ Cứng Với Partition Winrar 9

partition-winrar-9-huong-dan-chia-o-gop-o-cung-voi-partition-winrar-9

Hướng Dẫn Cách Quản Lý Chia, Gộp, Xóa Phân Vùng Ổ Cứng Với Phần Mền Partition Winrar 9

Việc quản lý cũng như xóa sửa lại chia thêm dung lượng ổ C chẳng hạn thì có khá nhiều cách khác nhau để thực hiện. Với phần mền Partition Winrar 9 thì bạn muốn chia lại ổ, gộp ổ, xóa ổ, định dạng ổ cứng thì mọi thứ trở nên hơn bao giờ hết.

Hôm nay VuTienIT sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng phần mền MiniTool Partition Winzard 9 để quan lý các ổ trên ổ cứng của bạn một cách dễ dàng. Nếu bạn chưa có phần mền này thì bạn có thể xem bài viết này “Download Partition Wizard mới nhất – Phần mềm chia ổ đĩa cứng tốt nhất“.

Đối với việc chỉnh sửa dung lượng ổ cứng thì bạn có thể thực hiện trên Windows của bạn hoặc bạn sử dụng HKBoot 2016 hay bất kỳ một Windows PE nào cũng được. Qúa trình chia ổ hay gộp ổ thì sẽ không làm mất dữ liệu của bạn nên bạn hoàn toàn yên tâm.

| Hướng dẫn sử dụng Partition Winrar để quản lý phân vùng

Như bạn thấy hình phía dưới chính là giao diện của phần mền Partition Winrar. Ở giao diện này sẽ chia ra cho bạn 4 phần rõ ràng. Mỗi một phần sẽ đảm nhiệm một nhóm chức năng riêng. Công cụ này tích hợp rất nhiều chức năng cho bạn sử dụng.

huong-dan-su-dung-partition-winrar
huong-dan-su-dung-partition-winrar
  • Vùng số 1: Quản lý các chức năng thêm, sửa, xóa, gộp ổ cứng và Lưu các thiết lập mà bạn đã chỉnh sửa
  • Vùng số 2: Cũng giống như vùng số 1 nhưng thêm một số chức năng khác nữa như copy ổ, check file system,…
  • Vùng số 3: Vùng này sẽ liệt kê cho bạn tất cả các ổ cứng cũng như thiết bị lưu trữ khác như USB được gắn vào máy tính của ban. Mỗi một hàng thì sẽ là hiện thị một thiết bị ổ cứng và bên trong sẽ hiện thị các phân vùng đã chia của ổ cứng hay thiết bị nào đó.
  • Vùng số 4: Vùng này sẽ liệt kê cho bạn các phân vùng ví dụ như hình trên là các phân vùng của một ổ cứng. Như là phân vùng C.vutienblog.com, E.Du Lieu, F.Hoc Tap.

Như vậy bạn đã có cái nhìn tổng quan của công cụ này rồi đúng không. Bây giờ bạn muốn quản lý một phân vùng nào đó thì bạn chỉ cần di chuột vào phân vùng đó và nhấn chuột phải thì sẽ hiện ra các danh sách chức năng có thể thực hiện được đối với phân vùng đó.

Giả sử VuTienIT sẽ sử dụng ổ E.Du Lieu để thực hiện cho bạn xem

Như hình dưới bạn nhìn thấy thì có khá là nhiều các chức năng để bạn sử dụng đúng không? Để cho bạn dễ sử dụng cũng như không đi quá vào nâng cao bạn sẽ cảm thấy khó thì ở đây sẽ sử dụng 4 chức năng cơ bản delete, Move/Resize, Label (Đặt tên cho ổ đĩa), Set Active. Còn những chức năng còn lại thì nếu có dịp VuTienIT sẽ hướng dẫn cụ thể.

quan-ly-phan-vung-o-cung-partition-winrar
quan-ly-phan-vung-o-cung-partition-winrar

| Hướng dẫn sử dụng delete xóa phân vùng ổ cứng.

Như hình phía trên VuTienIT có đánh số thì đối với số 1 thì khi bạn lựa chọn chức năng này thì đồng nghĩa nó sẽ xóa phân vùng mà bạn chọn đó đi sau đó phân vùng đó chuyển thành định dạng là Unallocated có nghĩa là chưa định dạng gì cả. Từ đó bạn có thể triển khai tạo ra một phân vung khác có dung lượng đúng bằng dung lượng hiện trống đó hoặc bạn có thể chia nhỏ ra thành nhiều phân vùng khác.

| Hướng dẫn thêm, bớt dung lượng ổ đĩa

Bây giờ VuTienIT sẽ hướng dẫn bạn cách để bạn có thế thêm dung lượng cho một phân vùng nào đó. Ví dụ là ổ C đang 40GB bạn muốn tăng dung lượng ổ C nên 60GB chẳng hạn hoặc ngược lại là giảm dung lượng đó.

Ở hình bên trên bạn hãy click chọn vào tùy chọn Move/Rise. Một hộp thoại mới xuất hiện như hình phía dưới.

huong-dan-move-rise-tang-bot-dung-luong-phan-vung-o-cung
huong-dan-move-rise-tang-bot-dung-luong-phan-vung-o-cung

Ở đây VuTienIT có đánh số để bạn dễ hình dung

– Số 1, 2: Khi bạn di chuột vào hình mũi tên của số 1 và bấm giữ và kéo sang trái hoặc phải thì có nghĩa là nếu bạn kéo sang bên trái thì sẽ tăng dung lượng ổ đó nên một khoảng nào đó do bạn kéo còn bạn kéo sang bên phải thì sẽ giảm dung lượng ổ đó. Số 2 thì cũng tương tự như số 1 nhưng ngược lại về dung lượng khi bạn kéo sang trái hoặc phải.

Để bạn dễ hiểu thì ví dụ như thế này. Ví dụ bạn muốn tăng dung lượng của ổ C nên khoảng 10 GB thì bạn cần click chọn vào phân vùng sát liền kề với ổ C ví dụ là ổ D chẳng hạn. Bạn sẽ kéo dung lượng ổ D giảm xuống trừ đi 10GB lúc đó ổ D sẽ mất đi 10GB và 10GB này sẽ có định dạng là Unallocated sau đó bạn mới click chọn ổ C chọn số 1 hoặc số 2 kéo Max thêm 10GB mà ổ D đã chia ra đó.

– Số 3, 4, 5 là dung lượng hiện thị khi bạn kéo sang trái phải của số 1, 2 của ổ còn lại và dung lượng ổ mới. Bạn cũng có thể nhập kích thước trực tiếp vào ô đó. Đơn vị là MB ví dụ bạn muốn tăng 10GB thì bạn cần nhập vào số 10240MB.

Với tùy chọn thêm, giảm dung lượng này thì bạn yên tâm là sẽ không mất dữ liệu của bạn.

| Hướng dẫn Set Active phân vùng

Việc Set Active một phân vùng nào đó có nghĩa là bạn sẽ cấp quyền cho phân vùng đó sẽ Boot vào Win. Giả sử ổ C của bạn mất Boot thì bạn chỉ cần click chuột phải vào ổ C và chọn Set Active thì ổ hệ thống sẽ tìm vào ổ C và đọc dữ liệu Boot. Trường hợp này bạn sẽ cần thiết khi cài Win hoặc Cài Win song song xem bạn muốn ổ Win nào Boot trước thì nó sẽ Boot trước.

set-active-phan-vung-c-windows
set-active-phan-vung-c-windows

| Hướng dẫn tạo phân vùng ổ đĩa

Việc tạo một phân vùng mới cũng hết sức đơn giản. Điều kiện để tạo một ổ mới nào đó thì bắt buộc bạn cần có một ổ phân vùng trống chưa định dạng gì Unallocated. Sau đó bạn di chuột vào ổ này nhấn chuột phải và chọn Create để tạo mới. Một hộp thoại hiện ra như hình dưới.

huong-dan-tao-moi-phan-vung-o-dia
huong-dan-tao-moi-phan-vung-o-dia

Hình trên VuTienIT có đánh số từ 1 đến 5 ý nghĩa của từng ô như sau

– Số 1 Partition Label: Đặt tên cho ổ mới

– Số 2 Create As: Chọn kiểu phân vùng đó bạn có thể chọn là Logical hoặc Primary. Đối với chuẩn UEFI thì bạn có thể đặt bao nhiêu ổ đĩa kiểu Primary cũng được. Còn với chuẩn Legacy thì chỉ cho phép bạn tối đa là 4 phân vùng kiểu Primary thôi cho nên bạn cần cân nhắc.

Một điều lưu ý nữa là nếu bạn tạo ổ mới cài để cài Win thì bắt buộc ổ đó bạn phải chọn là Primary nhé.

– Số 3: File System: Bạn hãy để mặc định là NTFS. Vì định dạng này sẽ tốt hơn định dạng FAT32.

– Số 4: Drive Letter: Bạn cũng để mặc định để nó tạo tự ra cho nó là C,D,E… Nếu bạn muốn tự thiết lập thì các ký tự này sẽ không được trùng với các ổ còn lại.

– Số 5: Để mặc định.

Phần Size And Location giống với hướng dẫn trên là thêm bớt ổ đĩa bạn có thể coi lại phần đó bạn sẽ hiểu. Sau khi bạn thiết lập xong thì bạn nhấn OK.

| Hướng dẫn chuyển Convert ổ đĩa MBR Sang GPT và GPT sang MBR

Việc chuyển đổi này có nghĩa là nếu hệ thống Boot của bạn mà để là Boot chuẩn UEFI hoặc là bạn tự thiết lập Boot là UEFI ở trong Bios thì bạn cần phải chuyển ổ đĩa cứng chứa Windows của bạn từ định dạng MBR sang chuẩn GPT.

Ngược lại nếu hệ thống Boot của bạn là chuẩn Legacy thì bạn sẽ cần chuyển ổ của mình từ GPT về MBR.

Việc việc này sẽ làm hệ thống của bạn mới có thể Boot vào Win được nếu bạn không chuyển thì bạn sẽ không cài Win được và xuất hiện thông báo lỗi và không Boot được vào Win.

Thường nó sẽ xuất hiện lỗi như thế này “Windows cannot be installed to this disk. The selected disk is of the GPT partition style” lỗi này xuất hiện thường do nguyên nhận là Bios bạn thiết lập chuẩn UEFI nhưng ổ cứng bạn đang ở định dạng là GPT.

windows-cannot-be-installed-to-this-disk-the-selected-disk-is-of-the-gpt-partition-style
windows-cannot-be-installed-to-this-disk-the-selected-disk-is-of-the-gpt-partition-style

Để bạn có thể convert được 2 định dạng này qua lại thì bạn làm như sau:

Qúa trình chuyển đổi này sẽ không làm mất dữ liệu của bạn cho nên bạn yên tâm chuyển đổi.

Hướng dẫn chuyển ổ cứng từ MBR sang GPT

Bạn có thể nhìn vào vùng hình chữ mầu đỏ hình phía dưới có ghi là Primary hoặc là Logical thì có nghĩa là ổ đĩa này đang thuộc chuẩn MBR. Để convert chuyển MBR sang GPT thì bạn hãy di chuột vào số 1 của ổ đĩa bạn muốn chuyển và click 1 lần vào đó. Sau đo bạn di chuyển chuột sang đến số 2 có dòng chữ là “Convert MBR Disk to GPT Disk” và bạn click vào đó.

convert-mbr-disk-to-gpt-disk
convert-mbr-disk-to-gpt-disk

Kết quả bạn sẽ thu được như thế này. Tất cả các phân vùng sẽ có tên là GPT hoặc là là GPT (Data Partition)

convert-mbr-disk-to-gpt-disk-2
convert-mbr-disk-to-gpt-disk

Hướng dẫn chuyển ổ cứng từ GPT sang MBR

Một số máy tính khi bạn mua về người ta sẽ cài chuẩn UEFI. Nếu bạn không thích dùng thì bạn có thể chuyển về chuẩn Legacy dùng. Đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chuyển ổ cứng từ GPT Sang MBR. Cách làm cũng giống như trên là chuyền GPT sang MBR thôi.

Chỉ khác là thay vì bạn chọn là “Convert MBR Disk to GPT Disk” thì bây giờ bạn sẽ chọn là “Convert GPT Disk to MBR Disk” thì nó sẽ chuyển về chuẩn MBR cho bạn.

convert-gpt-disk-to-mbr-disk
convert-gpt-disk-to-mbr-disk

Lưu Ý: 

Tất cả thiết lập khi bạn đã thiết lập xong thì bạn cần phải lưu lại các thiết lập đó bằng cách.

Bạn hãy bấm vào nút Apply ở góc trái trên cùng của phần mền Partition Winrar 9 và ấn Ok là xong.

partition-winrar-9-huong-dan-chia-o-gop-o-cung-voi-partition-winrar-9
partition-winrar-9-huong-dan-chia-o-gop-o-cung-voi-partition-winrar-9

Nếu bạn không thực hiện thao tác trên thì tất cả các thiết lập của bạn như chia ổ, gộp ổ, xóa ổ, set active,… thì không có tác dụng.

Để bạn có thể hiểu rõ hơn cách thực hiện quản lý phân vùng ổ cứng trên phần mền Partition Winrar thì bạn hãy tham khảo video này

Tổng Kết:

Trên đây VuTienIT đã hướng dẫn chi tiết bạn sử dụng một số chức năng cơ bản của công cụ phần mền Partition Winrar 9 này. Nó còn có rất nhiều chức năng khác nữa nhưng trong phạm vi bài viết này VuTienIT chỉ hướng dẫn bạn cách sử dụng một số chức năng thông dụng hay sử dụng thôi. Ngoài phần mền này ra còn rất nhiều phầm mền chia ổ quản lý phân vùng ổ cứng khác có cùng chức năng như là AOMEI Partition bạn có thể tham khảo thêm.

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì vui lòng bình luận phía dưới VuTienIT sẽ cố gắng giải đáp cho bạn! Chúc bạn thành công!

 

0 0 bỏ phiếu
Đánh giá bài viết

Thủ Thuật Windows

Nếu như trong quá trình bạn tải file Active về mà bị thông báo là "tệp chứa virus" và bị xóa thì hãy làm theo các bước sau trước khi tải về nhé:

Bước 1: Tắt Windows Defender (Win 10), bạn hãy làm theo các bước này để tắt Defender tạm thời nhé, sau khi Active xong, bạn có thể bật lại:
1. Mở ứng dụng Settings.
2. Trên cửa sổ Settings, bạn tìm và click chọn Update & security.
3. Tiếp theo click chọn Windows Defender.
4. Chuyển trạng thái tùy chọn Real-time protection sang OFF.

Bước 2: Ngoài ra, Nếu trong quá trình tải về mà bạn dùng trình duyệt Chrome hay Cốc Cốc thì sau khi file tải xong không được bấm "Hủy" mà bạn nên bấm tổ hợp phím “Ctrl + J” để vào phần quản trị download, tìm đến file mà bạn tải rồi click vào ô “Khôi phục tệp…” nhé.

Có một số trường hợp file Active tải về mặc định bị xóa, nếu gặp trường hợp này bạn cần chắc chắn rằng Windows Defender hay phần mềm diệt virus trên máy đã được tắt. Sau đó bạn bấm “Ctrl +J“, tại link tải active mà bạn vừa tải về đã bị xóa, bạn hãy click vào đó để trình duyệt tải lại một lần nữa và lần này là sẽ thành công.

BQT: VuTienBlog

Subscribe
Thông báo
guest
3 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các ý kiến
huutuan
huutuan
6 year ago

Chia sẻ rất hay cảm ơn

Trịnh Châu
Trịnh Châu
6 year ago

Xin Giúp đỡ hướng dẩn chuyển đổi MBR sang GBT cho windows 7 32 bis mả không mất dữ liệu .
Cảm ơn

Thủ Thuật Windows
Thủ Thuật Windows
Trả lời  Trịnh Châu
6 year ago
Top
11
0
Bác có thắc mắc? Nhấn vào đây để bình luận!x
()
x