
Khi làm kinh doanh đến một ngay nào đó mà bạn muốn thành lập doanh nghiệp riêng thì bạn phải hiểu thế nào là một doanh nghiệp những điều cần biết khi thành lập doanh nghiệp? Ở bài viết này tôi xin giải thích rõ cho bạn hiểu về vấn đề này
Doanh Nghiệp Là Gì?
Doanh nghiệp hay còn gọi là công ty là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, và được đăng kí thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Công ty là một tổ chức sống vì nó là một quá trình hình thành từ ý chí và lỗ lực của người sáng lập, người sáng lập ra doanh nghiệp mới có thể là một cá nhân hay một nhóm người. Để công ty có thể phát triển là cả một quá trình rất dài trong quá trình phát triển không thể không tránh khỏi những khó khăn trong kinh doanh, thậm chí có khi phá sản cũng có khi công ty bạn bị một doanh nghiệp khác thôn tính. Vì vậy sự tồn vinh cuộc sống của doanh nghiệp thành hay bại phụ thuộc rất lớn vào chất lượng quản lý của những nhà sáng lập ra nó.
Những việc làm khi thành lập 1 Doanh Nghiệp
Lựa Chọn Hình Thức Kinh Doanh
Theo khoản 1 điều 7 của luật doanh nghiệp ( sửa đổi bổ sung 01/07/2015) các doanh nghiệp có quyền “ tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm”
Tuy pháp luận cho các công ty cái quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh, nhưng nó là cả một vấn đề vì nó liên quan đến các thủ tục đăng kí giấy phép kinh doanh. Mặc dù nhà nước ta đã có chính sách nhắm giúp đỡ những ai muốn thành lập công ty nhưng vấn đề thủ tục vẫn là vấn đề kiến đau đầu.
Chọn lĩnh vực kinh doanh là vấn đề đâu tiên của các nhà đâu tư kinh doanh vì họ cần phải xem xét lĩnh vực kinh doanh đó có thực sự phù hợp. Công ty phải thực hiện đúng các điều kiện trong đó suốt quá trình hoạt động diễn ra.
Ví dụ: đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm thì điều đàu tiên họ muốn kinh doanh được là họ cần phải chuẩn bị 1 sấp các giấy tờ liên quan như: tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, quy trình xử lí chất thải, an toàn cháy nổ…

Hình Thức Pháp Lý Của Doanh Nghiệp
Lựa chọn hình thức pháp lí nào đối với công ty mình có tư cách pháp nhân hay không công ty tư nhân hay cổ phần. Số lượng thành viên góp vốn vào công ty cũng ảnh hưởng không hề nhỏ đến loại hình cũng như cơ cấu tổ chức của doanh ngiệp sau này,
Hợp đồng thỏa thuận
Loại tài sản mà các thành viên góp vốn là gì ( ví dụ bằng vàng , ngoại tệ hay tiền mặt…) cần phải có tổ chức định giá để làm cơ sở cho việc hạch toán cũng như đóng thuế của doanh nghiệp.
Mọi người cần phải bàn bạc thống nhất với nhau đưa vào hợp đồng thỏa thuận lợi nhuận tránh tình trạng nội bộ thành viên tranh cãi nhau về vấn đề phân chia lợi nhuận vì ai đón góp nhiều hơn ai. Gây ra đình trệ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đặt Tên Cho Doanh Nghiệp
Tên của doanh nghiệp, công ty cũng giống như tên của mỗi cá nhân chúng ta khi sinh ra, tên của công ty nói nên thương hiệu của mình để khách hàng có thể nhớ tên công ty thì trước khi thành lập công ty bạn cần đặt tên cho nó.
Pháp luật việt nam hiện tại cho phép đặt tên có thể tiếng việt, tiếng nước ngoài ( nếu có) hoặc tên viết tắt. Tuy nhiên việc đặt tên cần phải đúng các quy định và điều đặc biệt hơn là tên công ty không cần trùng tên của mình với cùng một ngành nghề kinh doanh đã đăng ký trước đó trong phạm vi toàn quốc.